Phú Thọ – “Tân binh” trên bản đồ đầu tư công nghiệp miền Bắc

Phú Thọ, vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa, mà còn là điểm sáng trên bản đồ đầu tư tại miền Bắc trong những năm gần đây.  

Phú Thọ sở hữu vị trí địa lý chiến lược, là cửa ngõ kết nối vùng Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho vận chuyển và logistics. Tỉnh có hệ thống khu công nghiệp (KCN) hiện đại như Thụy Vân, Phú Hà, và Trung Hà với hạ tầng đồng bộ, đáp ứng các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp, và sản xuất đặc thù. Cùng với chính sách ưu đãi đầu tư Phú Thọ hấp dẫn và nguồn lao động dồi dào, tỉnh đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, so với các tỉnh công nghiệp phát triển như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, đầu tư Phú Thọ sẽ mang lại lợi thế về chi phí nhân công rẻ hơn, nguồn lao động dồi dào và ổn định, năng suất lao động đạt 76% so với mức trung bình cả nước, xếp thứ 4 trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vậy nên, đầu tư Phú Thọ sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hoá chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh về giá thành sản xuất, đồng thời duy trì nguồn lao động ổn định cho các ngành công nghiệp có nhu cầu cao về lao động phổ thông khi lựa chọn đầu tư vào các KCN tại Phú Thọ. 

Trong năm 2024, tỉnh đã thu hút mới, bổ sung vốn 32 dự án FDI, vốn đăng ký 270,5 triệu USD (tăng 10 dự án, 31 triệu USD so năm 2023). Đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có nhiều nhà đầu tư lớn nước ngoài của Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU và các nhà đầu tư lớn trong nước như Tập đoàn T&T, Tập đoàn Sông Hồng Thủ đô… đã đầu tư nhiều dự án trọng điểm với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2025, Phú Thọ đặt mục tiêu cho chương trình” đưa đại bàng lên núi” với tổng vốn đầu tư phát triển đạt 50.000tỷ đồng trở lên. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh từ 8.000 tỷ đồng trở lên. 

I. Vị trí địa lý và kết nối giao thông

Phú Thọ là một là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của Việt Nam, cách sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 60km và cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km. Đóng vai trò là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là tỉnh đầu tiên trên tuyến giao thông từ thủ đô đi các tỉnh miền núi phía Bắc. Giáp ranh với 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Lô và sông Đáy, vậy nên môi trường đầu tư Phú Thọ trở thành trung tâm trung chuyển và giao thương quan trọng, kết nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam cũng như hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. 

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc, Phú Thọ có nhiều tuyến giao thông quốc gia chạy qua, kết nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh. Vậy nên, môi trường đầu tư Phú Thọ sẽ có lợi thế về mặt hệ thống giao thông đa dạng gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy nhằm thúc sự liên kết giữa các vùng miền, từ đó giúp nhà đầu tư thuận tiện trong di chuyển và vận chuyển hàng hóa.

Đường bộ

  • Tỉnh Phú Thọ có Quốc lộ 2; Quốc lộ 32; Quốc lộ 70; Quốc lộ 32C  trong đó có 19,1 km đường cấp II; 268,5 km đường cấp III; 204,2 km đường cấp IV, 100% đều đạt tỷ lệ cứng hóa. Các tuyến quốc lộ tạo nên trục “xương sống” của hệ thống giao thông, còn các tuyến đường tỉnh, đường huyện đóng vai trò kết nối, xuyên suốt, góp phần lưu thông và vận chuyển hàng hóa cho nhà đầu tư.
  • Đường cao tốc Cao tốc Nội Bài – Lào Cai (CT05) chiều dài 62km đi qua địa bàn với 05 nút giao (IC7 đến IC11), kết nối với thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Phù Ninh, Cẩm Khê và Hạ Hòa – được coi là tuyến cao tốc huyết mạch từ Hà Nội qua Phú Thọ đến Lào Cai, rút ngắn thời gian di chuyển và thúc đẩy giao thương với Trung Quốc. 
  • Trong giai đoạn 2020 – 2025 và những năm tiếp theo, các dự án lớn trên địa bàn tỉnh đã được triển khai và đang đẩy nhanh tiến độ như: Tuyến đường giao thông kết nối Quốc lộ 32 và đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70 đi Hòa Bình; tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; tuyến giao thông liên vùng kết nối Quốc lộ 32, đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 32C đi tỉnh Yên Bái…

Đường sắt

Tuyến đường sắt Yên Viên (Hà Nội) – Lào Cai chạy qua 5 huyện, thành thị gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Thanh Ba, Hạ Hòa có chiều dài trên 75km, phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa từ Hà Nội đi Tây Bắc và nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất. 

Đường thuỷ

Với vị trí “ngã ba sông” – điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông Lô, đồng thời là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam, Trung Quốc

II. Quỹ đất công nghiệp dồi dào

So với các KCN lâu đời,đầu tư KCN tại Phú Thọ vẫn còn khá mới và đang trong quá trình phát triển, do đó dư địa phát triển đất công nghiệp còn nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà phát triển hạ tầng cũng như nhà đầu tư Phú Thọ muốn triển khai các dự án quy mô lớn. Trong khi tại các trung tâm công nghiệp lớn như Bắc Ninh hay Bắc Giang, diện tích đất công nghiệp ngày càng khan hiếm, giá thuê cao, thì môi trường đầu tư  Phú Thọ vẫn có nhiều lựa chọn linh hoạt về vị trí, giá cả hợp lý và hạ tầng đang hoàn thiện. Đây chính là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp tận dụng lợi thế này, đặc biệt là các nhà đầu tư FDI đang tìm kiếm một địa điểm sản xuất chi phí thấp nhưng tiềm năng phát triển cao. 

III. Giá thuê đất và chi phí xây dựng cạnh tranh

Mặc dù môi trường đầu tư Phú Thọ đang từng bước phát triển thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, tỉnh này vẫn chưa phải là một trung tâm công nghiệp lâu đời như Bắc Ninh, Hải Phòng hay Hà Nội. Chính vì vậy, nhờ quỹ đất còn nhiều, chi phí thuê đất và đầu tư tại Phú Thọ vẫn ở mức cạnh tranh, mang lại lợi thế đáng kể cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí đầu tư ban đầu.

So với các tỉnh công nghiệp phát triển như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc hay Hà Nội, giá thuê đất tại các KCN ở Phú Thọ thấp hơn từ 20% đến 40%. Cụ thể, tại KCN Phú Hà và KCN Thụy Vân, giá thuê dao động từ 50 – 80 USD/m², trong khi tại các khu công nghiệp lớn ở Bắc Ninh hoặc Hải Phòng, mức giá có thể lên tới 120 – 200 USD/m². 

IV. Chấp nhận ngành nghề đặc thù

Phú Thọ là một trong số ít các tỉnh miền Bắc Việt Nam chấp nhận và quy hoạch những ngành nghề đặc thù như sản xuất hóa chất và giấy. Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 80 doanh nghiệp liên quan đến hoạt động hóa chất như Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (huyện Lâm Thao), Nhà máy Công ty cổ phần Hoá chất Việt Trì (KCN Thuỵ Vân), Tổng công ty Giấy Việt Nam (huyện Phù Ninh), hay cụm công nghiệp Vạn Xuân ngày nay đang thu hút các công ty công nghiệp hóa chất, các ngành nghề đặc thù vào đầu tư. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển ngành công nghiệp hoá chất và làm giấy theo hướng bền vững, các lãnh đạo phụ trách quản lý vấn đề môi trường về lĩnh vực đầu tư Phú Thọ yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về môi trường khi đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý chất thải hiện đại nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và đời sống dân cư.

V. Các dự án khu công nghiệp Phú Thọ nổi bật

Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 4 KCN đã đi vào hoạt động gồm KCN Thụy Vân (TP. Việt Trì) diện tích 335 ha, tỷ lệ lấp đầy 100%; KCN Trung Hà (huyện Tam Nông) diện tích 300 ha, tỷ lệ lấp đầy 100%; KCN Phú Hà (TX. Phú Thọ) diện tích 450 ha, tỷ lệ lấp đầy 58%; KCN Cẩm Khê 450 ha, tỷ lệ lấp đầy 39%. Tổng số doanh nghiệp đầu tư vào các KCN là trên 165 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 60.000 lao động. Dưới đây là một số khu công nghiệp nổi bật trên địa bàn tỉnh với sức hút đầu tư lớn và tiềm năng phát triển trong tương lai:

 KCN Phú Hà

Với tổng diện tích lên tới 450ha, KCN Phú Hà phát triển bởi Tổng công ty Viglacera, hở hữu vị trí đắc địa khi tọa lạc tại trung tâm tỉnh Phú Thọ và nằm sát cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Đến tháng 1/2024 dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn I với diện tích trên 350ha. Đây là một trong những KCN thu hút vốn FDI đầu tư mạnh mẽ nhất Phú Thọ với sự quy tụ của nhiều công ty đa ngành, tập trung vào mảng cơ khí lắp ráp, chế biến nông lâm sản, thiết bị điện tử… Tính đến thời điểm hiện tại, KCN Phú Hà đã thu hút 25 doanh nghiệp FDI đang hoạt động, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản với tổng vốn đầu tư gần 830 triệu USD.

KCN Cẩm Khê

KCN Cẩm Khê được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo Công văn số 2233/TTg-KTN ngày 8/12/2015 với diện tích 450ha với tổng vốn đầu tư lên tới 2,477,9 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Ao Vua và Công ty cổ phần xây dựng Đức Anh. Vị trí kết nối giao thông nằm ở vùng kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại nút giao IC10,khi nằm sát Quốc lộ 32C, gần với đường sắt Phú Thọ (thị xã Phú Thọ) và ga đường sắt Chí Chủ (huyện Thanh Ba), đã góp phần tạo nên lợi thế đầu tư Phú Thọ về kết nối giao thông cho các doanh nghiệp lưu thông và vận chuyển hàng hoá. Hiện nay, KCN Cẩm Khê có sức hút với cả những doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… đạt tỷ lệ lấp đầy 45%. Những ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, dệt may,…

KCN Hạ Hoà

KCN Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, thuộc địa bàn huyện Hạ Hòa, là đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa Phú Thọ và các tỉnh phía Tây Bắc. Dự án có diện tích quy hoạch khoảng 400 ha với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.700 tỷ đồng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Văn bản số 992/TTg-CN ngày 27/07/2020. Cụ thể, khu vực lập quy hoạch dự án có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chia cắt theo hướng Đông Nam – Tây Bắc thành 2 khu vực A và B, trong đó: Khu A nằm phía Bắc đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai có diện tích khoảng 158 ha. Khu B nằm phía Nam cao tốc Nội Bài – Lào Cai có diện tích khoảng 242 ha. 

Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành môi trường đầu tư Phú Thọ lý tưởng khi khai thác được lợi thế về vị trí địa lý, giao thông kết nối thuận lợi (gần Nút giao IC11 cao tốc Nội Bài – Lào Cai và đường liên vùng). Bên cạnh đó, KCN Hạ Hòa có tiềm năng phát triển công nghiệp sạch khi đề cao tính bền vững, vậy nên KCN sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; công nghiệp sạch hạn chế nước thải công nghiệp, đặc biệt không thu hút những công ty nước thải độc hại gây ô nhiễm môi trường hay những ngành công nghiệp phát sinh nhiều chất thải. 

Trên đây Redsunland đã giới thiệu tới bạn những tiềm năng khi đầu tư Phú Thọ dưới góc nhìn của nhà đầu tư, hi vọng có thể cung cấp thông tin hữu ích tới Quý độc giả. Xem thêm các bài viết khác của Redsunland tại đây.

Redsunland – Tư vấn và xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp

Việc lựa chọn đúng đơn vị tư vấn là một trong những yếu tố then chốt trong sụ thành công của một dự án đầu tư tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nguồn hàng trải dài khắp cả nước và hệ sinh thái dịch vụ chất lượng cao, Redsunland cam kết mang đến cho Quý khách hàng giải pháp đầu tư hiệu quả và tối ưu nhất. Để được tư vấn chi tiết về cơ hội đầu tư tại Việt Nam , liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *